Kế hoạch chi tiêu cá nhân là một trong những phương pháp quản lý tài chính mà không phải ai cũng có thể dễ dàng thực hiện. Bởi vì chỉ khi bạn có một kế hoạch hợp lý thì bạn mới có thể kiểm soát được việc thu – chi của bản thân và tiết kiệm được tiền. Vậy làm thế nào để lập kế hoạch chi tiêu khi có thu nhập không ổn định? Cùng mBox tìm hiểu các bước lập kế hoạch tài chính hiệu quả nhé!
1. Lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng
Bước đầu tiên trong việc lập kế hoạch chi tiêu là bạn nên liệt kê các khoản chi tiêu cá nhân hàng tháng càng đầy đủ càng tốt. Mỗi cá nhân sẽ có các khoản phí, cách chi tiêu khác nhau và tất cả các khoản tiền này đều giúp bạn duy trì cuộc sống và phục vụ giải trí. Bạn có thể theo dõi và ghi chép mẫu bảng chi tiêu cá nhân theo những hình thức sau: sổ chi tiêu, app quản lý chi tiêu, thẻ ngân hàng,… Lưu giữ các hóa đơn thanh toán và mua hàng để tổng kết chi tiêu hàng tháng.
Ví dụ: Bạn có 3 khoản cần chi tiêu mỗi tháng như sau: Nhu cầu thiết yếu (nhà ở, điện, nước, ăn uống,…) là 5 triệu đồng, khoản nhu cầu giải trí (cafe, xem phim,…) là 2 triệu đồng và khoản để bạn đầu tư là 2 triệu đồng.
2. Sắp xếp các khoản chi tiêu theo thứ tự ưu tiên và giới hạn số tiền không cần thiết
Bước tiếp theo, sau khi lập danh sách các khoản chi tiêu trong tháng thì bạn hãy sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Sau đó cân đối và giới hạn số tiền không cần thiết bằng cách áp dụng những quy tắc tài chính như quy tắc 6 chiếc lọ hay quy tắc 50/20/30. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tính năng Hũ chi tiêu (Money Pot) của ngân hàng số Timo để quản lý dòng tiền thông minh và hợp lý bằng cách chia thu nhập vào các hũ chi tiêu khác nhau.
3. Lập tài khoản ngân hàng riêng dành cho công việc
Một điểm nữa mà những người làm công việc tự do có thu nhập không ổn định cần lưu ý là nên lập cho mình một tài khoản ngân hàng riêng dành cho công việc. Việc lằng nhằng giữa các khoản chi cá nhân và công việc sẽ khiến bạn khó có thể quản lý nguồn thu rạch ròi và cụ thể.
Bạn có thể mở tài khoản ngân hàng trực tuyến để kiểm kê dòng tiền và tiết kiệm chi tiêu một cách hiệu quả.
4. Tạo quỹ dự phòng chi tiêu trong dài hạn (tối thiểu 6-12 tháng)
Một kế hoạch chi tiêu hoàn hảo là một kế hoạch có chuẩn bị quỹ dự phòng tài chính cá nhân. Với những người làm công việc tự do có thu nhập không ổn định, việc thiết lập quỹ dự phòng chi tiêu dài hạn bao gồm cả chi phí sinh hoạt và chi phí cho công việc sẽ giảm bớt áp lực về tài chính. Khi đó, bạn có thể dành toàn bộ thời gian và năng lực để hoàn thành xuất sắc các công việc của mình.
5. Đặt mục tiêu thu nhập theo tháng/quý/năm
Ngoài việc chi tiêu tiết kiệm, bạn cũng cần gia tăng thu nhập của bản thân. Do đó, bạn nên đặt mục tiêu thu nhập theo từng tháng, quý, năm cho chính mình. Bởi vì, chi phí sẽ phát sinh và gia tăng theo thời gian chứ không hề cố định. Vì thế, bạn cũng phải thường xuyên trau dồi và phát triển bản thân, chủ động tìm kiếm thêm các công việc khác để tăng thêm thu nhập.
6. Đề phòng rủi ro cho bản thân
Rủi ro của bản thân được đề cập ở đây là những khoản rủi ro mà bạn không thể lường trước được như lúc ốm đau, bệnh tật, không có việc làm,… Tuy nhiên, bạn có thể chủ động đề phòng chúng bằng cách trang bị các gói bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, quỹ phòng hộ,… Ngoài ra, bạn phải chấp nhận việc thu nhập có thể không đều đặn mỗi tháng khi là một freelancer và không có lương hưu. Để đảm bảo cho tương lai sau này, bạn cần tìm hiểu và trang bị cho bản thân về các loại thuế thu nhập cá nhân, các gói tiết kiệm,…
7. Trích thu nhập để tiết kiệm hoặc đầu tư
Bạn hãy cân đối trích ra một khoản thu nhập để tiết kiệm hoặc đầu tư. Bạn có thể tiết kiệm bằng cách mở một tài khoản tiết kiệm hoặc dùng phương pháp “bỏ ống heo” truyền thống. Tuy nhiên việc tiết kiệm như vậy sẽ không giúp khoản tiền nhàn rỗi đó của bạn sinh lời cao. Vậy nên, bạn có thể cân nhắc đầu tư những kênh có tính thanh khoản cao như: vàng, chứng khoán, trái phiếu, quỹ mở,..
8. Theo dõi thường xuyên và cập nhật kế hoạch định kỳ
Sau khi có một bản kế hoạch chi tiêu rõ ràng, chi tiết, việc tiếp theo bạn cần tuân thủ chính là theo dõi chi tiêu thường xuyên và cập nhật kế hoạch định kỳ. Việc theo dõi sẽ giúp bạn biết được tình hình chi tiêu hiện tại có đang đúng kế hoạch hay không, nếu có các khoản phát sinh, bạn sẽ lập tức nắm được và cân đối lại sao cho hợp lý. Tiếp theo đó, cứ định kỳ, bạn nên cập nhật lại kế hoạch một lần để đảm bảo rằng tất cả các khoản chi trong tháng tiếp theo là con số chính xác nhất.
Những lưu ý trong việc lập kế hoạch chi tiêu cho người có thu nhập không ổn định
Là một trong những ngành nghề có thu nhập không ổn định, các bạn Freelancers cần phải có cho mình một kế hoạch chi tiêu hợp lý. Bạn nên tuân thủ theo 8 bước nêu trên để có thể quản lý tài chính cá nhân đúng đắn, phù hợp. Đôi khi bạn sẽ có mức thu nhập “khủng”, đôi khi bạn sẽ không đạt được mức mong muốn. Do đó, việc cân đối và tiết kiệm là điều vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá nghiêm khắc với bản thân như cắt giảm chi tiêu sinh hoạt (cắt giảm ăn uống, giao lưu bạn bè,…) khiến bản thân bị mọi người xa lánh. Bạn hãy cố gắng trau dồi kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để có thể kiếm thêm công việc và có được mức thu nhập như mong muốn.
Trên đây là các bước để lập kế hoạch chi tiêu hợp lý và phù hợp với hầu hết mọi người, đặc biệt là các bạn có nguồn thu nhập không ổn định. Quản lý tài chính hợp lý đã không còn là vấn đề của riêng những bạn bị thiếu hụt nguồn tiền. Cần lưu ý rằng, ngoài các khoản chi tiêu cố định, bạn còn cần phải để tâm đến những khoản dự phòng và rủi ro để đảm bảo cho cuộc sống. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ bạn nhé!