Thị trường Fintech VIỆT NAM – VIỆT NAM đang ở đâu trên bản đồ FINTECH thế giới?

Năm 2021 được xem là bước đệm lấy đà cho quá trình số hoá toàn xã hội, tạo tiền đề cho sự vươn lên mạnh mẽ của lĩnh vực Fintech toàn cầu. Đây cũng là năm nhảy vọt của thị trường Fintech Việt Nam  khi lượng người dùng dịch vụ tài chính số tăng cao, thúc đẩy sự phát triển đa dạng của Fintech. Vậy với bước nhảy vọt đó, Việt Nam đang đứng thứ bao nhiêu trên bản đồ thị trường Fintech thế giới?

Fintech là gì?

Fintech là sự kết hợp giữa Finance (tài chính) và Technology (công nghệ); là việc tận dụng sự sáng tạo công nghệ để sử dụng trong các hoạt động và dịch vụ tài chính.

Fintech – lĩnh vực phát triển bùng nổ khắp thế giới

Theo McKinsey, COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số toàn cầu lên 3-5 năm, thị trường Fintech thế giới dự kiến sẽ đạt 325,3 tỷ USD vào năm 2030 nhờ vào sự tăng trưởng của thanh toán kỹ thuật số, đầu tư vào blockchain, và sự bùng nổ theo cấp số nhân của các sàn thương mại điện tử.

Thị trường Fintech Việt Nam đang dần bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới.

Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ Fintech. Thị trường Fintech thực sự bùng nổ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, việc tương tác xã hội bị hạn chế dẫn đến lượng người dùng dịch vụ tài chính số tăng cao. Năm 2021 được xem là tạo tiền đề cho sự vươn lên mạnh mẽ của lĩnh vực Fintech toàn cầu. Thị trường Fintech Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Theo Google, năm 2021 cũng là năm nhảy vọt của thị trường Fintech Việt Nam khi nền kinh tế Internet đạt giá trị 21 tỷ đô, xếp hạng 70 trên bảng xếp hạng toàn cầu và đứng ở vị trí 14/50 khu vực châu Á. Những năm gần đây, lĩnh vực Fintech Việt đã thể hiện được tiềm năng to lớn khi cùng với Singapore và Indonesia đóng góp vào thị phần chung khu vực Đông Nam Á.

Hiện tại, thị trường Fintech Việt Nam đang phát triển nhiều phân khúc. Trong đó, những phân khúc chính là: Thanh toán số (mua hàng trực tuyến, POS); tài chính cá nhân (dịch vụ quản lý tài sản kỹ thuật số, chuyển tiền); tài chính thay thế (cho vay ngang hàng P2P, huy động vốn cộng đồng); bảo hiểm trực tuyến Insurtech (bảo hiểm trực tuyến về nhân thọ, sức khỏe, phương tiện giao thông…); dịch vụ tài chính B2C (ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm); cung cấp tài chính mua hàng qua thương mại điện tử.

Tổng kết

Nhờ vào mức tăng trưởng khủng của số lượng các start-up Fintech mới, đạt mốc 215% trong giai đoạn từ 2015-2020. Chỉ trong 4 năm (từ 2017-2021), tỷ lệ người dùng Việt sử dụng dịch vụ tài chính số đã tăng từ 16% lên 56%.
Việt Nam đang được đánh giá là một trong những quốc gia Fintech phát triển nhanh nhất và nằm trong top đầu khu vực Đông Nam Á. Trong tương lai, Việt Nam hứa hẹn sẽ là thị trường tiềm năng để lĩnh vực Fintech xâm nhập và khai thác.
Nguồn: Kiemsat online

Related Posts